Quy hoạch nuôi tôm nước lợ vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Đến năm 2020, phấn đấu tổng sản lượng tôm nuôi nước lợ toàn vùng đạt 700.000-825.000 tấn, giá trị xuất khẩu đạt 4 tỷ USD và thu hút nguồn lực lao động khoảng 1,2 triệu người.

tôm càng xanh

Đây là mục tiêu đặt ra tại quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt quy hoạch nuôi tôm nước lợ vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Theo quy hoạch, đến năm 2030, phấn đấu tổng sản lượng tôm nuôi nước lợ vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 850.000-900.000 tấn. Trong đó, tôm sú đạt 400.000-450.000 tấn; tôm thẻ chân trắng đạt 450.000-500.000 tấn. Giá trị xuất khẩu đạt 5 tỷ USD, thu hút nguồn lực lao động khoảng 1,3 triệu người.

Quyết định nêu rõ, về định hướng phát triển, sẽ tiếp tục phát triển nuôi tôm nước lợ với các hình thức, phù hợp với mọi trình độ, vùng sinh thái, ưu tiên nuôi tôm thâm canh công nghệ cao ở những nơi đủ điều kiện hạ tầng và khả năng đầu tư; đồng thời chú trọng phát triển nuôi tôm sinh thái (tôm-rừng, tôm-lúa) ở những nơi bất lợi nuôi công nghiệp hoặc ngập mặn.

Về con giống, đến năm 2020, 100% tôm giống thương phẩm (sú, thẻ chân trắng) đạt chất lượng, sạch bệnh và sản xuất tại các địa phương trong vùng đạt 50%. Đến năm 2030 chủ động hoàn toàn nguồn tôm giống tại chỗ.

Đến năm 2030, tổng nhu cầu giống tôm nước lợ khoảng 160 tỷ con giống (giống tôm sú khoảng 60 tỷ con giống và giống tôm thẻ chân trắng khoảng 100 tỷ con giống).

Quy hoạch một số khu sản xuất giống tập trung như sau: vùng sản xuất giống có quy mô lớn hơn 50ha tại các tỉnh: Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và các khu sản xuất giống tập trung quy mô nhỏ hơn 50ha ở Bến Tre, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu và Tiền Giang.

Quyết định cũng nêu rõ những giải pháp để thực hiện quy hoạch. Theo đó, về cơ chế chính sách, ngân sách nhà nước cùng các nguồn vốn khác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất giống tập trung, hệ thống thủy lợi, khu xử lý chất thải ở các vùng nuôi tôm nước lợ tập trung; áp dụng Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản để thúc đẩy phát triển sản xuất tôm nước lợ vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Về khoa học công nghệ và khuyến ngư, tạo điều kiện thuận lợi nhập khẩu, thúc đẩy và khuyến khích nghiên cứu trong nước để từng bước làm chủ công nghệ mới trong nuôi, sản xuất giống, thức ăn và phòng trị dịch bệnh cho tôm nước lợ, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng.

Đối với thị trường và xúc tiến thương mại, duy trì các thị trường truyền thống, có tỷ trọng xuất khẩu tôm nước lợ lớn. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại cho các sản phẩm tôm nước lợ ở các thị trường tiêu thụ trọng điểm thông qua các hoạt động triển lãm, hội chợ, tuyên truyền, quảng cáo. Khuyến khích các cơ sở sản xuất, chế biến tiêu thụ tôm nước lợ chủ động xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn mác các sản phẩm tôm nước lợ của Việt Nam, sản phẩm có chỉ dẫn địa lý, nguồn gốc xuất xứ đáp ứng thị hiếu và lòng tin của người tiêu dùng.

 

Tuổi trẻ, 14/01/2016
Đăng ngày 14/01/2016
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Nuôi trồng

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Ngăn chặn sự xâm nhập của các loài chim cò vào ao tôm

Phòng trừ dịch bệnh với rất nhiều biện pháp chặt chẽ cho ao nuôi nhưng đây thực sự mới chính là nỗi lo lắng nhất của các hộ nuôi. Đó chính là sự xâm nhập của các loài chim, cò trắng vào ao nuôi tôm. Vậy tại sao chúng lại đáng sợ như vậy, cùng Tép Bạc tìm hiểu rõ nguyên nhân sau đây nhé!

Chim
• 09:33 23/05/2024

Nước ngọt sinh hoạt có cần xử lý trước khi cấp vào ao không?

Hiện nay nhiều hộ nuôi tôm tại các địa phương có nước sinh hoạt chung là nước ngọt, mặc dù tôm phát triển tốt ở môi trường nước mặn nhưng tại đây vẫn có thể nuôi tốt nếu biết kiểm soát các yếu tố môi trường của ao. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cách người nuôi xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi để đảm bảo tính hiệu quả.

Nuôi tôm nước ngọt
• 10:50 22/05/2024

Diệt khuẩn vào ban ngày hay ban đêm mang lại hiệu quả cao

Trong ngành nuôi tôm, việc duy trì môi trường ao nuôi sạch sẽ và an toàn cho sức khỏe của tôm là một yếu tố quan trọng đối với sự phát triển và sinh trưởng của đàn tôm, cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng.

Tạt khoáng
• 11:20 21/05/2024

Lợi ích và tác dụng của tường chắn bờ cho ao nuôi cua

Nuôi cua là một ngành mang lại giá trị kinh tế cao ở ĐBSCL đặc biệt là Cà Mau. Nhưng để đạt được hiệu quả tối ưu, việc xây dựng tường chắn bờ cho ao nuôi là vô cùng quan trọng. Tường chắn bờ không chỉ giúp bảo vệ ao nuôi mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực như duy trì mực nước ổn định, ngăn chặn kẻ thù tự nhiên, và kiểm soát môi trường sống cho cua.

Ao nuôi cua
• 10:40 21/05/2024

Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Nga

Sau một giai đoạn trì trệ do ảnh hưởng của cuộc xung đội Nga – Ukraine, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Nga đã phục hồi và có xu hướng ngày càng tăng. Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này đã tăng gấp đôi chỉ sau 3 năm.

Cá ngừ
• 10:25 24/05/2024

Tập hợp ngạnh các loài cá có độc bạn cần để ý

Trong tự nhiên, luôn tồn tại một số loài cá mà ngạnh của chúng chứa nọc độc, gây ra nỗi khiếp sợ cho con người. Sau đây, bài viết sẽ tập hợp ngạnh các loài cá có độc để các bạn để ý, có biện pháp an toàn khi sờ vào nhé!.

Cá có ngạnh độc
• 10:25 24/05/2024

Làm sao để nhận biết tôm thẻ bị bệnh gan?

Trong số các vấn đề sức khỏe mà tôm thường gặp phải, bệnh gan là một trong những vấn đề phổ biến và có thể gây tổn thất lớn đối với nuôi tôm. Tuy nhiên, việc nhận biết triệu chứng của bệnh gan ở tôm có thể không phải là một nhiệm vụ dễ dàng.

Tôm vàng gan
• 10:25 24/05/2024

Cholesterol trong tôm và những điều cần biết

Là một trong các loài thủy sản có vỏ được nuôi và tiêu thụ nhiều nhất, cung cấp một lượng lớn các chất dinh dưỡng cho cơ thể con người. Bên cạnh đó, trong tôm cũng chứa hàm lượng cholesterol đáng kể, vậy điều này mang đến tác động tiêu cực hay tích cực?

Tôm
• 10:25 24/05/2024

Tập hợp một số loại cá cảnh không cần oxy, dễ nuôi

Nuôi cá cảnh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tinh thần, tuy nhiên việc lắp đặt và vận hành máy sủi oxy có thể gây bất tiện cho nhiều người. Đừng lo lắng, vẫn còn rất nhiều lựa chọn dành cho bạn với các loài cá cảnh dễ nuôi, không cần oxy.

Cá cảnh
• 10:25 24/05/2024